Kiểm tra cấu hình MacBook là một trong những bước cần thiết để bạn hiểu rõ hơn về thiết bị đang sử dụng của mình, nếu như bạn đang sử dụng Mac mà chưa biết mình xài bộ vi xử lý gì, màn hình bao nhiêu,…, thì hãy làm theo các hướng dẫn của bài viết thủ thuật dưới đây để hiểu một cách chi tiết về chiếc máy của mình nhé.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách kiểm tra cấu hình MacBook đầy đủ, chi tiết từ A-Z
Contents
- 1 1. Xem cấu hình MacBook như thế nào?
- 2 2. Giải thích các thông số trong bảng cấu hình máy MacBook
- 3 3. Kiểm tra đời máy MacBook
- 4 4. Cách nhận biết vi xử lý của MacBook
- 5 5. Kiểm tra card đồ hoạ (GPU) của MacBook
- 6 6. Kiểm tra màn hình MacBook
- 7 7. Kiểm tra RAM MacBook
- 8 8. Kiểm tra bộ nhớ MacBook
- 9 9. Kiểm tra tình trạng pin của MacBook
- 10 10. Tổng kết
1. Xem cấu hình MacBook như thế nào?
Kiểm tra cấu hình MacBook là một trong những điều thường người dùng sẽ muốn làm khi máy có vấn đề gì đó cần các thông số kỹ thuật cụ thể để kiểm tra hoặc bán muốn bán chiếc máy của mình đi, cũng cần có các thông số cụ thể để cung cấp đến người mua.
Nhìn chung có rất nhiều lý do để bạn kiểm tra cấu hình máy của mình, hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cách kiểm tra chi tiết từng thông số mà mình muốn khi cần nhé.
1.1. Thao tác
Để tiến hành xem cấu hình của chiếc MacBook của mình thì bạn hãy làm theo các bước dưới đây:
Bạn hãy bấm vào biểu tượng của thương hiệu Apple ngay góc trái của màn hình > sau đó hãy kiếm và bấm chọn vào dòng Giới thiệu về máy Mac.
Sau đó màn hình máy của bạn sẽ xuất hiện một hộp thoại hiển thị bảng thông tin tổng quát của chiếc máy của bạn. Bạn có thể nhấn vào để xem thông tin cụ thể từng mục như là Overview (tổng quan), Display (màn hình), Storage (ổ lưu trữ), Support (hỗ trợ), Service (dịch vụ).
1.2. Mục Overview
Tại mục này bạn sẽ kiểm tra được các thông tin sau:
- Phiên bản hệ điều hành mà máy của bạn đang chạy, với mục này bạn sẽ biết là mình đang sử dụng phiên bản macOS bao nhiêu, một số phiên bản thường thấy là macOS Mojave, macOS Catalina,…
- Tên đời máy mà bạn đang sử dụng.
- Bộ vi xử lý của máy đang được trang bị, đi kèm với đơn vị GHz, thể hiện được chu kỳ xử lý của CPU máy mỗi giây có thể thực hiện được. Mục máy này còn cung cấp cho người dùng biết được bộ vi xử lý, các bộ vi xử lý quen thuộc là Intel, bên cạnh đó còn có con chip M1 do chính nhà Apple phát hành.
- Bộ nhớ của máy là dung lượng RAM, BUS RAM và loại RAM mà máy của bạn đang sử dụng.
- Đồ họa là loại card màn hình VGA mà máy bạn đang sử dụng, card đồ họa càng mạnh, thì tốc độ xử lý hình ảnh càng nhanh, hiển thị màu sắc rõ nét, chi tiết hơn.
- Số seri của máy là một chuỗi ký tự bao gồm các số và chữ. Mỗi sản phẩm máy đều có một mã Seri khác nhau, dựa vào mã số này nhà sản xuất sẽ dễ dàng theo dõi để kiểm tra chất lượng của máy.
1.3. Mục Display
Mục màn hình máy sẽ bao gồm các thông tin liên quan đế kiểu của màn hình, kích thước và độ phân giải mà màn hình đạt được.
1.4. Mục Storage
Mục Storage sẽ bao gồm các thông tin về dung lượng ổ cứng lưu trữ Flash, các dạng thông tin lưu trữ của máy, bạn có thể biết được dung lượng bộ nhớ mà máy đã sử dụng, mức dung lượng còn trống hiện tại là bao nhiêu.
1.5. Mục Support
Ở mục này bạn sẽ kiểm tra được laptop của bạn đã bị thay đổi gì hay chưa, có thể xem được ở Specifications, bạn có thể Support cho phần cứng hoặc mềm của máy mình, nhận được quyền hỗ trợ từ macOS.
1.6. Mục Service
Ở mục Service này bạn có thể tùy chọn được dịch vụ, hỗ trợ và sửa chữa cho chiếc máy của bạn. Thông tin thời gian bảo hành của máy. Tại phần Check my service and support coverage status sẽ giúp bạn có thể kiểm tra được bảo hành máy của mình.
Để xem được thông tin bảo hành này thì bạn chỉ cần bấm chọn Allow, sau đó sẽ có 1 trang thông tin xuất hiện từ phía Apple gửi về cho máy bạn > rồi bạn chỉ cần dòng vào dòng Show my service and repair option để xem thời gian bảo hành của máy.
2. Giải thích các thông số trong bảng cấu hình máy MacBook
Sau khi kiểm tra cấu hình MacBook thì sẽ xuất hiện rất nhiều thông số, nếu bạn là một người không rành công nghệ thì sẽ không thể hiểu hết được những gì khi trong bản cấu hình, hãy cùng phân tích cụ thể các thông số dưới đây để hiểu hơn về chiếc máy của bạn.
2.1. CPU
CPU của máy đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoạt động hệ điều hành của máy và ứng dụng được chạy trên máy. CPU càng mạnh thì hoạt động xử lý càng tốt, các chương trình chạy sẽ được nhanh hơn, nhưng bù lại thì sẽ tốn nhiều điện năng và giá máy sẽ cao hơn.
2.2. RAM
RAM là nơi để người dùng có thể lưu trữ dung lượng web đang xem, những file máy đang làm, những bài hát đang nghe dở.
Từ dòng MacBook Pro 2013 trở lên và các dòng mới nhất hiện nay là MacBook Pro 2023 đều sẽ được gắn RAM liền, không thể nâng cấp thêm, bạn nên kiểm tra cân nhắc thông tin trước khi mua.
Thường với mức RAM 4GB cũng đã đủ phục vụ công việc văn phòng cơ bản, với bản 8GB thì phục vụ tốt đa số người dùng hơn. Còn nếu như bạn cần máy để render, chỉnh sửa ảnh với các phần mềm nặng thì bạn nên quan tâm đến những con máy RAM 16GB.
2.3. Ổ cứng
Một con máy mạnh không chỉ có RAM lớn, CPU mạnh mà muốn máy hoạt động nhanh hơn, sử dụng mọi tác vụ truyền tải mượt hơn thì cần phải có ổ cứng lớn SSD.
Với con Mac Pro thì SSD chuẩn riêng, được gắn chặt như RAM không thể nâng cấp, trừ bản 13 inch Non Touch Bar ra, với con Mac Air thì vô tư, dung lượng tầm trung 256GB đã đủ phục vụ mọi thao tác bật mở ứng dụng, máy tính nhanh chóng.
2.4. Màn hình
Kiểm tra cấu hình MacBook thì bạn không nên bỏ qua bước kiểm tra màn hình máy của mình, hai kích thước phổ biến nhất chính là 13 inch và 15 inch. Các công nghệ đang được trang bị trên các dòng máy nhà Apple hiện nay là:
- TN sở hữu màu sắc xấu nhất trong tất cả các dòng Mac, góc nhìn kém, độ phân giải không cao, được sử dụng trên các dòng cũ non Retina.
- IPS, Retina là hai cải tiến lớn nhất của nhà Apple trên sản phẩm Mac của mình, chất lượng hình ảnh hiển thị rất sắc nét, tươi mới, đẹp mắt, cả hai đều được phủ thêm một lớp chống chói để bảo vệ mắt người dùng.
- P3 có độ sáng hơn 67%, độ tương phản cũng cao hơn 67% và dải màu rộng hơn 25%, đây là một chiếc màn hình ấn tượng trên dòng Pro của nhà Táo.
2.5. VGA
Việc để chọn một chiếc card rời trên con Mac thì khá đơn giản, bạn nên tham khảo qua một số nguyên tắc như:
- Không phải con Mac nào cũng đều được trang bị card rời, nếu có card rời thích chắc nó sẽ là dòng Pro 15 inch.
- Card trên máy của dòng sau sẽ luôn mạnh hơn dòng trước, thẻ có RAM nhiều hơn thì sẽ mạnh mẽ hơn so với những thẻ RAM ít.
2.6. Cổng kết nối
Trên dòng Mac 12 inch hay là MacBook Pro 2016 trở về sau này, dường như nhà Táo đã loại bỏ các cổng kết nối thông thường và thay thế bằng Thunderbolt 3 hay còn gọi với cái tên quen thuộc là USB Type-C.
Đây là một trong những tiêu chí người dùng sẽ tham khảo qua để lựa chọn máy, cần biết rõ để hỗ trợ thêm những thiết bị kết nối ngoài khi cần, nếu như bạn muốn có ổ USB, HDMI thì có thể quay lại với những dòng Air hoặc Pro 2015 trở về trước.
3. Kiểm tra đời máy MacBook
Kiểm tra cấu hình MacBook thì bạn nên kiểm tra thử xem mã số seri của máy để biết được đời máy của mình một cách chính xác nhất. Để xem mã số seri này thì bạn chỉ cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Bấm chọn vào biểu tượng Apple ở góc trái của màn hình > sau đó chọn vào dòng giới thiệu về máy Mac này > rồi chọn Tổng quan và xem số seri.
Bước 2: Sau khi đã xem mã số seri này thì bạn hãy truy cập vào trang Check Your Service and Support Coverage rồi dán dãy số vừa copy vào Enter your number để nhập mã xác nhận rồi bấm Continue để có thể xem được đời máy của bạn.
4. Cách nhận biết vi xử lý của MacBook
Kiểm tra cấu hình MacBook bạn nên kiểm tra vi xử lý của laptop bạn một cách chi tiết thì hãy thực hiện các bước sau:
Bước 1: Bấm chọn vào logo Apple ở trên góc trái màn hình > chọn vào dòng Giới thiệu về máy Mac này.
Bước 2: Sau đó hãy nhấn vào Tổng quan và xem tên > lúc này đời máy à thông tin bộ xử lý sẽ xuất hiện.
Bước 3: Hãy vào bấm vào Tại đây > rồi sau đó chọn vào loại chip intel trên máy của bạn tại mục Intel Based Macs.
Bước 4: Bấm vào dòng máy có năm sản xuất và thông số bị vi xử lý giống với con máy của bạn. Sau đó bạn sẽ xem được mọi thông tin chi tiết liên quan đến bộ vi xử lý này.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách chuyển tiền từ ví ZaloPay sang ví Momo và ngược lại chỉ trong tích tắc
5. Kiểm tra card đồ hoạ (GPU) của MacBook
Cách kiểm tra cấu hình MacBook card đồ họa GPU đơn giản với các bước sau đây:
Bước 1: Bấm chọn vào biểu tượng Apple ở góc trái > rồi bấm chọn vào mục Giới thiệu về máy Mac này.
Bước 2: Bấm vào mục Báo cáo hệ thống tại mục Tổng quan.
Bước 3: Chọn vào mục Đồ họa/ màn hình, rồi bạn sẽ thấy những thông tin chi tiết chính xác về GPU của máy.
6. Kiểm tra màn hình MacBook
Kiểm tra màn hình MacBook người dùng chỉ cần thực hiện các thao tác sau:
Bước 1: Bấm chọn vào biểu tượng logo ở góc màn hình > chọn vào dòng Giới thiệu về máy Mac này.
Bước 2: Chọn vào mục Báo cáo hệ thống của máy tại mục Tổng quan.
Bước 3: Bấm vào mục Đồ họa/ màn hình để có thể xem qua các thông số màn hình của máy.
Những mục thông tin có thể tham khảo như sau:
- Loại màn hình sẽ cho người dùng biết là hiện máy đang được trang bị màn hình gì, thường sẽ là IPS LCD của nhà Apple thiết kế, màn hình này có màu sắc chân thật, sắc nét hơn so với những dòng IPS LCD thông thường.
- Độ phân giải máy cho người dùng biết chỉ số các điểm ảnh hiển thị ở trên màn hình được gọi là pixel. Độ phân giải không phản ánh quá nhiều chất lượng hình ảnh, còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố các như công nghệ màn hình, kích thước, độ sáng,…
7. Kiểm tra RAM MacBook
Kiểm tra cấu hình MacBook bộ nhớ RAM của Mac thì bạn hãy thực hiện các thao tác sau đây:
Bước 1: Nhấn chọn vào logo biểu tượng Apple ở góc màn hình > bấm chọn vào Giới thiệu về máy Mac này.
Bước 2: Bấm chọn vào Hệ thống tại mục Overview.
Bước 3: Bấm chọn vào dòng Bộ nhớ.
Ở mục này bạn sẽ xem được kích cỡ dung lượng RAM tối đa của máy, kiểu RAM như LPDDR3, DRAM,…, cùng với tốc độ RAM truyền tải dữ liệu và trạng thái hoạt động của RAM.
8. Kiểm tra bộ nhớ MacBook
Kiểm tra cấu hình MacBook về bộ nhớ có hai cách thực hiện là kiểm tra nhanh và kiểm tra chi tiết với các bước thực hiện đơn giản sau đây.
8.1. Kiểm tra nhanh
Để kiểm tra nhanh bộ nhớ MacBook bạn hãy thực hiện các bước sau:
Bước 1: Bấm chọn vào biểu tượng Apple của máy ở góc màn hình > bấm vào Giới thiệu về máy Mac này.
Bước 2: Chọn vào Ổ lưu trữ > tại mục này bạn sẽ thấy được dung lượng của ổ lưu trữ Flash.
8.2. Kiểm tra chi tiết
Để kiểm tra chi tiết bộ nhớ thì bạn hãy làm theo các bước hướng dẫn sau:
Bước 1: Bấm chọn vào biểu tượng logo ở góc màn hình > chọn vào mục Giới thiệu về máy Mac này.
Bước 2: Chọn vào mục Báo cáo hệ thống tại mục Overview.
Bước 3: Tiếp tục chọn vào mục Dung lượng > bấm chọn Tên ổ đĩa.
Mục này sẽ cho người dùng thấy chích xác được dung lượng trống và dung lượng đã được sử dụng là bao nhiêu.
9. Kiểm tra tình trạng pin của MacBook
Kiểm tra cấu hình MacBook tình trạng pin của máy thì có hai cách đơn giản là kiểm tra trên thanh menu và tùy chọn hệ thống.
Để kiểm tra tình trạng pin của máy trên thanh menu bạn hãy thực hiện bước sau đây:
Bấm vào biểu tượng kí hiệu Pin ở ngay trên thanh menu > xem được tình trạng pin.
Sẽ xuất hiện hai tình trạng pin thường thấy là pin hoạt động ở trạng thái bình thường và pin đề xuất bảo
9.2. Tùy chọn Hệ thống
Kiểm tra cấu hình MacBook trong tùy chọn Hệ thống với các bước sau:
Bước 1: Bấm chọn vào biểu tượng logo ở ngay góc màn hình > bấm chọn vào dòng Tùy chọn Hệ thống.
Bước 2: Chọn vào Pin.
Bước 3: Bấm chọn vào Pin một lần nữa > rồi bấm vào Tình trạng pin để xem mức pin cụ thể.
>>>>>Xem thêm: Safari – Tất tần tật thông tin cần biết về trình Trình duyệt Safari cho người mới sử dụng iPhone
10. Tổng kết
Bài viết đã hướng dẫn chi tiết cách Kiểm tra cấu hình MacBook – Hầu hết·đều bỏ qua thông số này để người dùng có thể hiểu được các thông số một cách cơ bản và có thể mở xem khi cần một cách nhanh chóng.
Trang tin tức Suachuadienthoai.edu.vn mỗi ngày đều cập nhật những bài viết thủ thuật đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng thực hiện để người dùng có thể tham khảo sử dụng khi cần thiết.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách sử dụng bàn phím MacBook chi tiết và cực kì dễ hiểu
- Top 5+ cách kiểm tra dung lượng RAM trên laptop, Macbook cực kỳ nhanh chóng
- MacBook Pro M2 2022: Chip M2 cực mạnh, màn hình 14 Inch (Liên tục cập nhật)
- So sánh MacBook và laptop Windows: Nên mua loại nào phù hợp với bạn?
Suachuadienthoai.edu.vn