Tìm hiểu 10 cách kiểm tra ổ cứng máy tính đơn giản dễ thực hiện

Tìm hiểu 10 cách kiểm tra ổ cứng máy tính đơn giản dễ thực hiện
Rate this post

Ổ cứng chính là một linh kiện đóng vai trò chủ chốt trong mỗi máy tính hay laptop. Nếu như bộ phận này không gặp trục trặc gì thì tất nhiên là hiệu năng của thiết bị sẽ là cực mạnh mẽ để đáp ứng mọi tác vụ của các bạn. Cùng tìm hiểu đâu là 10 cách kiểm tra ổ cứng máy tính chính xác nhất bên dưới.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu 10 cách kiểm tra ổ cứng máy tính đơn giản dễ thực hiện

1. Tại sao phải kiểm tra ổ cứng máy tính?

Như mọi người đã biết, ổ cứng được xem là một yếu tố chủ chốt của một chiếc máy tính. Do đó, nếu chúng ta kiểm tra ổ cứng định kỳ thì sẽ có thể nắm bắt được tình hình hiện tại của linh kiện đó. Từ đó, mọi người có thể thấy được liệu ổ cứng trong máy có đang vận hành ở tốc độ ổn định hay là không.

Tìm hiểu 10 cách kiểm tra ổ cứng máy tính đơn giản dễ thực hiện

Ổ cứng máy tính

Hơn thế nữa, nếu các bạn kiểm tra ổ cứng laptop thường xuyên trong quá trình sử dụng cũng giúp phát hiện được những vấn đề mà thành phần này đang mắc phải. Vì thế, người dùng sẽ xác định được lỗi phát sinh từ đâu để có thể khắc phục trong thời gian sớm nhất. Điều này sẽ giúp quá trình trải nghiệm của bạn luôn được ổn định.

Sau khi đã biết được lý do tại sao mà chúng ta nên thực hiện điều này, mời mọi người cùng bắt tay vào làm ngay và luôn theo nhiều cách phần dưới. Đây là mẹo được áp dụng cho cả hai loại ổ cứng phổ thông nhất hiện nay là HDD và SSD.

2. 10 cách kiểm tra ổ cứng máy tính

Nếu bạn là một “newbie” công nghệ thì cũng đừng quá lo lắng. Mình sẽ mách ngay các mẹo để mọi người có thể kiểm tra ổ cứng máy tính một cách kỹ càng và đảm bảo độ chính xác lên tới 100%. Hãy cùng theo chân mình và làm theo các cách siêu đơn giản mà ai cũng thực hiện được ngay sau đây.

2.1. Sử dụng BIOS

Nếu các bạn đang dùng những chiếc máy tính sở hữu main đời mới thì chúng ta có thể áp dụng cách kiểm tra ổ cứng thông qua BIOS mà không hề cần phải can thiệp gì tới hệ điều hành. Để có thể làm được điều này, người dùng sẽ làm theo các bước chi tiết sau:

Bước 1: Khởi động lại máy tính của mình > Tiếp đến, nhấn các phím Delete, F2, F12 hay nút màn hình khởi động thông báo nhằm đi vào phần BIOS của hệ thống.

Bước 2: Tại giao diện của BIOS, những hướng dẫn về thao tác kế tiếp sẽ còn tùy thuộc vào nhà sản xuất main. Mình lấy ví dụ như chiếc MSI Mortar WiFi B550M thì sau khi đã vào được BIOS, các bạn nhấn vào Settings > Bấm Advanced > Chọn vào mục NVME self-test là có thể check được tình trạng hiện tại của ổ đĩa NVMe trên thiết bị.

Tìm hiểu 10 cách kiểm tra ổ cứng máy tính đơn giản dễ thực hiện

Kiểm tra ổ cứng máy bằng BIOS

Bên cạnh đó, nếu như các bạn đang sử dụng laptop HP và Dell thì vẫn có thể kiểm tra ổ cứng SSD theo các truy cập vào BIOS. Sau đó, chúng ta tìm tới tùy chọn Diagnostics.

2.2. Tối ưu hóa và chống phân mảnh trong Windows 10

Việc tối ưu hóa và chống phân mảnh định kỳ, thường xuyên trên máy đóng vai trò cực quan trọng. Điều này hỗ trợ ổ cứng có thể hoạt động với tốc độ cực kỳ ổn định. Để có thể thực hiện việc chống phân mảnh trên ổ cứng, chúng ta hãy thực hiện theo các bước bên dưới đây:

Bước 1: Tại giao diện màn hình chính, các bạn nhấn tổ hợp phím Windows + S > Trên thanh tìm kiếm ở phía dưới, chúng ta gõ vào từ “defrag” > Bấm khởi động lên tác vụ Defragment and Optimise Drives.

Tìm hiểu 10 cách kiểm tra ổ cứng máy tính đơn giản dễ thực hiện

Mở phần Defragment and Optimise Drives lên

Bước 2: Trong giao diện này, các bạn sẽ có thể thấy được mục % fragmented. Đây là chỉ số biểu thị độ phân máy của ổ cứng máy tính > Click chọn vào từng ổ > Bấm vào Optimize để có thể tối ưu hóa cũng như chống phân mảnh trên ổ cứng.

Tìm hiểu 10 cách kiểm tra ổ cứng máy tính đơn giản dễ thực hiện

Chống phân mảnh ổ cứng

Đây được xem là một cách tối ưu hóa ổ cứng cực tốt sau khi bạn đã kiểm tra ổ cứng máy tính nhằm tăng thêm hiệu suất hoạt động cho thiết bị.

2.3. Sử dụng công cụ của nhà sản xuất

Hiện nay, các nhà sản xuất thường sẽ cung cấp cho người dùng những phần mềm kiểm tra ổ cứng để đánh giá lại linh kiện của họ. Toàn bộ quá trình này sẽ được thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống SMART (Self-Monitoring, Analysis, and Reporting Technology) nhằm phát hiện ra các lỗi và khắc phục sớm những trục trặc có trên ổ cứng.

Để có thể kiểm tra ổ cứng PC của mình, chúng ta sẽ cần tới sự hỗ trợ của các phần mềm đến từ nhà sản xuất sau đây.

Tìm hiểu 10 cách kiểm tra ổ cứng máy tính đơn giản dễ thực hiện

Ổ cứng của Western Digital

Mình sẽ giới thiệu cho mọi người một vài công cụ kiểm tra ổ cứng của các nhà sản xuất để có thể tải về và sử dụng bên dưới đây:

  • Western Digital: Download TẠI ĐÂY.
  • Seagate: Download TẠI ĐÂY.
  • Samsung: Download TẠI ĐÂY.
  • Adata: Download TẠI ĐÂY.

2.4. Kiểm tra ổ cứng bằng lệnh WMIC trong CMD

WMIC là một giao diện để chúng ta quản trị cũng như kiểm tra sức khỏe ổ cứng trên hệ điều hành Windows. Nó hoạt động dựa trên hệ thống SMART (tính năng tự giám sát, phân tích và báo cáo). Sau đó, phần này sẽ đưa ra nhất xét chung về tình hình hiện tại của hệ thống ổ cứng trên máy. Nếu bạn muốn thực hiện việc kiểm tra ổ cứng bằng WMIC, hãy làm theo các bước này:

Bước 1: Trên màn hình chính, nhấn tổ hợp phím Windows + R > Nhập vào lệnh “cmd” để khởi chạy phần Command Prompt.

Tìm hiểu 10 cách kiểm tra ổ cứng máy tính đơn giản dễ thực hiện

Nhập lệnh cmd

Bước 2: Tại màn hình tác vụ ở phần Command Prompt, mọi người hãy copy rồi nhập vào dòng lệnh này: “wmic diskdrive get model,status”.

Bước 3: Chờ giây lát để hệ thống xử lý > Nếu kết quả từ cmd trả về là OK thì nghĩa là ổ cứng vẫn hoạt động tốt. Ngược lại, nếu như chúng ta nhận được thông báo là BAD thì đương nhiên là ổ cứng đang cần được bảo trì và sửa chữa. Công cụ sửa lỗi BAD sẽ là giải pháp để xử lý tình trạng này.

Tìm hiểu 10 cách kiểm tra ổ cứng máy tính đơn giản dễ thực hiện

Kết quả kiểm tra ổ cứng PC

2.5. Sử dụng Check Disk của Windows

Chức năng Check sẵn có trên phần File Explorer chính là một cách khá tốt để bạn kiểm tra ổ cứng máy tính cực đơn giản. Cùng làm theo những bước hướng dẫn sau đây:

Bước 1: Truy cập đến phần File Explorer > Bấm chọn vào phần This PC.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn 7 cách tắt các ứng dụng chạy ngầm trên điện thoại Android, iPhone cực nhanh

Tìm hiểu 10 cách kiểm tra ổ cứng máy tính đơn giản dễ thực hiện
Bấm vào This PC

Bước 2: Click chuột phải trên từng ổ đĩa của thiết bị > Bấm vào Properties.

Tìm hiểu 10 cách kiểm tra ổ cứng máy tính đơn giản dễ thực hiện

Bấm Properties

Bước 3: Nhấp vào tab Tools > Chọn nút Check.

Tìm hiểu 10 cách kiểm tra ổ cứng máy tính đơn giản dễ thực hiện

Tại phần Tools, nhấn chọn Check

Bước 4: Chọn phần Scan drive là xem được các thông tin của ổ cứng.

Tìm hiểu 10 cách kiểm tra ổ cứng máy tính đơn giản dễ thực hiện

Nhấn vào phần Scan drive

2.6. Sử dụng công cụ của bên thứ ba

Ngoài những cách kể trên, các bạn vẫn kiểm tra ổ cứng laptop được bằng sự hỗ trợ của các app bên thứ ba. Toàn bộ những ứng dụng này hoạt động dựa trên chức năng SMART để tìm nạp dữ liệu tương tự với WMIC. Tuy nhiên, kết quả chúng ta thu được sẽ cực chi tiết chứ không đơn giản là báo trạng tháy tốt hoặc xấu.

CrystalDiskInfo

Xếp thứ nhất trong các công cụ là CrystalDiskinfo. Cách sử dụng phần mềm này là rất dễ mà lại đem lại hiệu quả cao. Nó có thể thu nhập được nhiều thông tin quan trọng về ổ cứng máy tính như: tình trạng sức khỏe, nhiệt độ, loại đĩa cứng, những tính năng và thuộc tính khác, thời gian quay vòng, tỉ lệ lỗi đọc/ghi,…

Tìm hiểu 10 cách kiểm tra ổ cứng máy tính đơn giản dễ thực hiện

Giao diện CrystalDiskInfo

Khi đã cài đặt thành công được CrystalDiskInfo, việc đơn giản bạn cần làm chỉ là bật ứng dụng đó lên là sẽ thấy được ngay các thông tin quan trọng về ổ cứng tạo màn hình chính. Cứ sau mỗi 10 phút là công cụ sẽ báo tình trạng ổ cứng trên thiết bị một lần. Sau đó, nó sẽ báo cáo lại cho chúng ta nếu có trục trặc.

Ngoài ra, cũng có nheieuf phần mềm hỗ trợ kiểm tra ổ cứng cho máy tính khá phổ biến hiện nay mà bạn nên thử như: HDDScan hoặc có thể là Disk Sentinel. Đây là các ứng dụng cao cấp hơn với nhiều tính năng xịn sò. Tuy nhiên, nếu bạn là người dùng bình thường thì chỉ cần tới CrystalDiskInfo là đủ.

2.7. Kiểm tra tuổi thọ ổ cứng SSD trên MacOS

Chắc chắn khi đã có mẹo dành cho Windows thì cách kiểm tra ổ cứng SSD trên những chiếc MacBook là không thể thiếu. Thông thường, tuổi thọ của ổ SSD là hữu hạn với chu kỳ dữ liệu cố định, từ 10.000 trở lên. Ổ cứng SSD sở hữu số chu kỳ ghi dữ liệu khoảng vài ngàn. Đó không phải là điều mà bạn nên quá lo lắng.

Ví dụ như ổ cứng sẽ ghi lại được khoảng 100GB dữ liệu một ngày. Tương tự như thế, sau thời gian 10.000 ngày thì mọi người chỉ mới ghi được 1PB dữ liệu trên ổ SSD mà thôi. Việc kiểm tra dung lượng đã được ghi trên ổ SSD là cực dễ dàng.

Cụ thể, các bạn sẽ check được thông số này có trên máy Mac thông qua lệnh Terminal. Để thực hiện, các bạn hãy làm theo những bước này:

Bước 1: Khởi chạy Terminal trên thiết bị > Nhập vào lệnh diskutil list. Tiếp đến, danh sách hiển thị sẽ gồm có những ổ đĩa và đĩa ảo. Nhiệm vụ chúng ta là tìm ra ổ đĩa cứng thực. Ví dụ lần này mình đưa ra là disk0.

Bước 2: Các bạn nhập vào dòng lệnh iostat -Id disk0. Phần disk0 có thể được thay thế bằng những ký hiệu khác và nó sẽ phục thuộc vào số thứ tự của ổ đĩa máy tính.

Bước 3: Các bạn sẽ thấy những ký hiệu trong hình ở dưới gồm:

  • KB/t: kilobyte/truyền tải.
  • Xfrs: Số lần truyền tải.
  • MB: số megabyte đã được truyền tải.

Tìm hiểu 10 cách kiểm tra ổ cứng máy tính đơn giản dễ thực hiện

Kết quả kiểm tra tuổi thọ ổ SSD trên MacBook

Phần MB = biểu thị dung lượng dữ liệu đã được ghi ở đổ đĩa. Như hình bên dưới, ổ SSD này đã ghi được 1.076.395,35MB dung lượng. Nó tương đương với hơn 1TB dữ liệu.

2.8. Kiểm tra tuổi thọ trên ổ SSD Windows

Việc kiểm tra tuổi thọ ổ SSD cũng quan trọng không kém gì với quá trình kiểm tra ổ cứng máy tính. CrystalDiskInfo là ứng dụng để giúp cho chúng ta có thể làm được điều này. Đây là một app rất dễ cài đặt và có cách sử dụng đơn giản. Giao diện chính của CrystalDiskInfo sau khi cài trên máy là như hình này.

Tìm hiểu 10 cách kiểm tra ổ cứng máy tính đơn giản dễ thực hiện

Trang chủ của CrystalDiskInfo

Để check tuổi thọ của ổ SSD Windows, các bạn quan sát phần Health Status (Tình trạng sức khỏe) để thấy được liệu ổ SSD có vấn đề gì không. Nếu dòng chữ Good hiện ra thì điều này nghĩa là ổ cứng vẫn đang ổn định.

Tìm hiểu 10 cách kiểm tra ổ cứng máy tính đơn giản dễ thực hiện

>>>>>Xem thêm: 5 mẹo khắc phục camera bị mờ trên điện thoại trong vòng một nốt nhạc, giúp bạn thoải mái sống ảo

Tình trạn của ổ cứng máy tính

3. Tổng kết

Hy vọng bài viết 10 cách kiểm tra ổ cứng máy tính đơn giản dễ thực hiện ở trên cũng giúp cho chúng ta có thể phát hiện những lỗi phần cứng kịp thời và khắc phục trong thời gian nhanh nhất. Chúc các bạn thực hiện thành công.

Đừng quên liên tục theo dõi trang Dchannel của hệ thống Suachuadienthoai.edu.vn để cập nhật tất tần tật mọi thứ về công nghệ mới nhất hiện nay nhé. Cám ơn mọi người vì đã bỏ ít thời gian đọc qua bài viết này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *